top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảPhòng Mạch 24h

Nhiễm trùng viêm nang lông chân tóc – Những lưu ý không thể bỏ qua



Nhiễm trùng viêm nang lông chân tóc là vấn đề da liễu khởi phát do nhiễm trùng. Bệnh lý gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, ngoại hình và tâm lý nếu không may mắc phải. Tuy vậy, nhiễm trùng viêm nang lông có thể được chữa lành hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời và đúng cách.


I. Nhiễm trùng viêm nang lông chân tóc là bệnh gì?

Nhiễm trùng viêm nang lông (Folliculitis) là tình trạng tổn thương khu trú ở một hoặc nhiều nang lông. Đây là bệnh da liễu phổ biến, có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi. Tác nhân chính gây nhiễm trùng viêm nang lông là vi khuẩn, virus, ký sinh và một số loại nấm men. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác. Bệnh lý này bùng phát mạnh vào thời điểm khí hậu nóng, độ ẩm cao và môi trường ô nhiễm. Nhiễm trùng viêm nang lông lành tính, có thể điều trị trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của bệnh lý này tác động tiêu cực đến yếu tố thẩm mỹ, ngoại hình gây ra tâm lý thiếu tự tin và e ngại.

II. Triệu chứng nhận biết nhiễm trùng viêm nang lông chân tóc

Nhiễm trùng viêm nang lông thường xuất hiện ở vùng râu, gáy, thân mình, vùng da đầu, vùng mặt,… Thực tế, bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ vùng da trên cơ thể, trừ lòng bàn chân, bàn tay và môi (do các vùng da này không có nang lông). Các triệu chứng thường gặp của bệnh nhiễm trùng viêm nang lông: Sẩn đỏ hoặc mụn mủ nhỏ khu trú ở nang lông, xung quanh nang lông có quầng đỏ tươi. Mụn mủ có thể tạo thành từng đám lớn gây viêm đỏ, ngứa ngáy và sưng đau, có xu hướng vỡ, trợt nhỏ, khô lại và bong vảy. Phạm vi và mức độ tổn thương da thường có sự khác biệt ở từng trường hợp. Điều này phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh, cơ địa và một số yếu tố thuận lợi. Hiện nay, chẩn đoán nhiễm trùng viêm nang lông chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng. Bệnh được xác định khi tổn thương điển hình là các sẩn nhỏ khu trú ở nang lông, không gây đau, có vảy tiết,… xuất hiện ở cẳng chân, vùng sinh dục, đùi, mặt, da đầu, cổ. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ lấy các mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm, soi nấm để tìm ra nguyên nhân và lên phác đồ điều trị phù hợp.



III. Nhiễm trùng viêm nang lông có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng viêm nang lông là bệnh da liễu tương đối lành tính. Ở một số trường hợp, bệnh có thể tự khỏi và không để lại sẹo thâm chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên tổn thương ở nang lông ảnh hưởng không nhỏ đến yếu tố tâm lý, thẩm mỹ và ngoại hình. Hơn nữa nếu không chủ động phòng ngừa, nhiễm trùng viêm nang lông còn có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần gây ra cảm giác khó chịu, bứt rứt và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, ổ viêm nhiễm ở nang lông có thể tiến triển nặng và gây ra các biến chứng như: – Nhọt: Nhọt là tình trạng viêm gây hoại tử nang lông và các tổ chức xung quanh. Nhọt gây sưng nóng, viêm đỏ da và gây đau nhiều. – Viêm mô dưới da: Viêm mô dưới da là tình trạng vi khuẩn đi sâu vào lớp hạ bì và gây viêm nhiễm dưới da. Biến chứng này có mức độ nghiêm trọng và có thể dẫn đến các tình huống rủi ro nếu không được xử lý kịp thời. – Tăng nguy cơ hói đầu: Nhiễm trùng viêm nang lông ở da đầu tái phát nhiều lần có thể khiến nang tóc bị thoái hóa, hư tổn và tăng nguy cơ rụng tóc. Nếu không điều trị kịp thời, nang tóc có thể hư hại vĩnh viễn và dẫn đến tình trạng hói đầu.

IV. Các phương pháp điều trị nhiễm trùng viêm nang lông chân tóc

Điều trị nhiễm trùng viêm nang lông phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ và phạm vi tổn thương. Ở một số trường hợp, tổn thương da có tự thuyên giảm sau khoảng vài ngày hoặc vài tháng mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên đối với nhiễm trùng viêm nang lông do nấm, virus và vi khuẩn, bác sĩ thường đề nghị điều trị để cải thiện triệu chứng, hạn chế tổn thương da, ngừa thâm sẹo và phòng ngừa biến chứng. Dưới đây là các cách xử lý khi bị nhiễm trùng viêm nang lông:

1. Sử dụng thuốc bôi và thuốc uống

Thuốc được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng viêm nang lông có công dụng giảm viêm đỏ, sát trùng, ức chế vi khuẩn, nấm và virus. Dựa vào mức độ thương tổn và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc bôi hoặc thuốc uống sau: – Dung dịch sát khuẩn: Các dung dịch sát khuẩn như Chlorhexidine 4%, Hexamidine 0.1% và Povidon-Iod 10% – Thuốc kháng sinh tại chỗ: thuốc mỡ Neomycin, thuốc mỡ Mupirocin, thuốc mỡ Axit fucidic, dung dịch Clindamycin, dung dịch Erythromycin – Kháng sinh đường uống: Ciprofloxacin, Metronidazol, b-lactamin, Cephalosporin, Amoxicillin,… – Thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide để sát khuẩn, bong lớp sừng và tróc vảy da. Benzoyl peroxide được chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng viêm nang lông ở mặt do sử dụng kháng sinh đường uống kéo dài. – Thuốc kháng nấm: thuốc chống nấm dạng bôi như Canesten, Mycoster và Nizoral. Nhiễm trùng viêm nang lông do nấm xảy ra trên diện rộng hoặc xuất hiện ở da đầu, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng nấm đường uống (Itraconazol, Terbinafin, Fluconazol,…) trong 14 ngày để tiêu diệt hoàn toàn vi nấm và hạn chế nguy cơ tái nhiễm. – Thuốc kháng virus: Thuốc kháng virus (Acyclovir) được dùng trong trường hợp nhiễm trùng viêm nang lông do virus herpes. – Thuốc trị ký sinh trùng: kem bôi Permethrin hoặc thuốc bôi Metronidazole kết hợp với Metronidazole đường uống.

2. Biện pháp y tế khác


Trong trường hợp nhiễm trùng viêm nang lông tái phát nhiều lần, bạn có thể cân nhắc một số biện pháp như: – Chiếu laser cho tóc: Áp dụng cho trường hợp nhiễm trùng viêm nang lông chân tóc. – Tiểu phẫu nhọt: Áp dụng cho trường hợp nang lông bị viêm nhiễm nặng. Khi này, nhọt cần được bác sĩ chích, cầm máu và vô trùng cẩn thận. Một số hình ảnh thăm khám và điều trị nhiễm trùng viêm nang lông tại Trung tâm Cấy tóc Y học Quốc tế :

3. Chăm sóc đúng cách

Bên cạnh các phương pháp y tế, bạn có thể kiểm soát tổn thương da, giảm nóng rát và phòng ngừa biến chứng với chế độ chăm sóc đúng cách. Chế độ chăm sóc đối với bệnh nhiễm trùng viêm nang lông: – Tránh cạo râu, tẩy lông và tắm bồn nước nóng trong thời gian điều trị. – Mặc quần áo rộng, chất liệu mềm và thấm hút nhằm giảm ma sát và tránh gây kích ứng da. – Không chà xát và gãi cào mạnh lên vùng da tổn thương. – Có thể chườm túi mát từ 5 – 10 phút để giảm viêm đỏ và nóng rát. – Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, ngăn chặn tiến triển của bệnh – Hạn chế các hoạt động làm tăng thân nhiệt, điều hòa môi trường sống, tránh nóng ẩm

V. Phòng ngừa nhiễm trùng viêm nang lông chân tóc bằng cách nào?

Để phòng ngừa nhiễm trùng viêm nang lông, bạn có thể áp dụng thực hiện theo những lưu ý sau: – Hạn chế cạo/tẩy lông với mật độ dày, tránh để trầy xước – Không mặc quần áo chật, chất liệu bí và chưa phơi khô hoàn toàn – Sử dụng mỹ phẩm phù hợp, thành phần và nguồn gốc rõ ràng – Giữ vệ sinh cơ thể thường xuyên nhằm làm sạch mồ hôi, bụi bẩn và hạn chế sự phát triển quá mức của các vi khuẩn có hại. – Tránh tiếp xúc với hóa chất (dầu khoáng, dầu nhớt,…). – Khi bị tổn thương da cần sát trùng với dung dịch khử khuẩn nhằm hạn chế nguy cơ viêm nhiễm. – Đối với những trường hợp tái phát nhiều lần, nên sử dụng xà phòng diệt khuẩn để làm sạch cơ thể và loại bỏ các ổ vi khuẩn cư trú trên da. – Ăn uống điều độ, sinh hoạt và luyện tập khoa học nhằm nâng cao khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm.

4 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page