“Chào bác sĩ! Sau một thời gian sử dụng tiêm kháng sinh liều cao em thấy tóc mình bị rụng trở nên rất mỏng và đến nay đã quá 8 tháng rồi mà vẫn chưa khỏi dù em đã ngưng sử dụng thuốc. Vậy bác sĩ có thể cho em biết tiêm kháng sinh có gây ra rụng tóc không và hướng điều trị được không ạ?” (Nguyễn Hiền – Hà Nội).
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, việc sử dụng kháng sinh kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể với các tác dụng phụ như mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa… Chính các yếu tố này làm thiếu dưỡng chất nuôi tóc khiến tóc trở nên yếu, khô xơ và dễ gãy rụng. Các nang tóc sau khi rụng có xu hướng teo lại theo thời gian gây khó mọc lên tóc mới và xuất hiện hói trên da đầu. Để trả lời cho câu hỏi tiêm kháng sinh có gây ra rụng tóc không và hướng điều trị như thế nào cụ thể nhất. Các bạn có thể tham khảo bài viết sau đây.
I. Tiêm kháng sinh có gây ra rụng tóc không?
Rụng tóc là vấn đề mà nam, nữ giới bất kỳ mọi độ tuổi đều có thể gặp phải. Ở một số người, rụng tóc diễn ra tạm thời nhưng cũng có nhiều trường hợp rụng tóc vĩnh viễn dẫn đến hói đầu. Rụng tóc có thể do vấn đề về sức khỏe, di truyền, hoặc do tác dụng phụ của việc dùng thuốc điều trị.
Tiêm kháng sinh có gây ra rụng tóc không? câu trả lời là CÓ. Thuốc có thể gây rụng tóc bằng cách can thiệp vào chu kỳ mọc tóc bình thường. Chu trình mọc tóc được chia làm 3 giai đoạn: anagen, catagen, telogen. Trong đó, giai đoạn anagen, kéo dài từ hai đến sáu năm, tóc mọc 0.3 – 0.4 mm một ngày và tối đa là 1 cm trong một tháng. Giai đoạn telogen, kéo dài khoảng ba tháng, đây là giai đoạn tóc nghỉ, nang tóc không còn hoạt động và bắt đầu rụng đi, nhường chỗ cho vòng đời tóc mới.
Thuốc có thể gây nên hai dạng rụng tóc chính là: Anagen effluvium và Telogen effluvium.
– Anagen effluvium: Đây là dạng rụng tóc liên quan trực tiếp đến tế bào chân tóc, kiềm hãm quá trình mọc tóc. Loại rụng tóc này thường xảy ra trong vòng vài ngày đến vài tuần sau khi dùng thuốc, phổ biến ở đối tượng dùng thuốc hóa trị ung thư.
– Telogen effluvium: Đây là dạng rụng tóc hằng ngày, tóc mỏng và thưa dần theo thời gian sau khi dùng thuốc 2 – 4 tháng.
Mức độ nghiêm trọng của rụng tóc do thuốc phụ thuộc vào loại thuốc đang sử dụng, liều lượng cũng như độ nhạy cảm với loại thuốc đó. Ngoài thuốc kháng sinh ra thì còn rất nhiều loại thuốc sau khi sử dụng có thể dẫn tới rụng tóc kéo dài như:
– Thuốc chống nấm: Một số thuốc chống nấm voriconazole có tác dụng phụ là gây rụng tóc.
– Thuốc chống đông máu: Thuốc chống đông máu như heparin và warfarin được sử dụng để làm loãng máu và ngăn ngừa cục máu đông và một số vấn đề sức khỏe ở người mắc bệnh tim mạch. Những loại thuốc này có thể gây rụng tóc nếu dùng liên tục trong vòng ba tháng.
– Thuốc giảm cholesterol: Một số loại thuốc statin (thuốc hạ mỡ máu) như Simvastatin (Zocor) và Lipitor (atorvastatin) được báo cáo là có thể gây rụng tóc.
– Thuốc ức chế miễn dịch: Một số loại thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng để điều trị bệnh tự miễn như lupus và viêm khớp dạng thấp có thể gây rụng tóc. Các loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Methotrexate, Cyclophosphamide (Cytoxan), Leflunomide (Arava), và Etanercept (Enbrel).
– Thuốc chống co giật: Các loại thuốc ngăn ngừa co giật, như axit valproic (Depakote) và trimethadione (Tridione) có tác dụng phụ là gây rụng tóc.
– Hóa trị: Một số thuốc được dùng trong hóa trị liệu bệnh ung thư và bệnh tự miễn có thể gây rụng tóc anagen. Kiểu rụng tóc này diễn ra nhanh, chỉ sau khoảng 2 tuần dùng thuốc. Không chỉ tóc, lông mi, lông mày cũng có thể bị rụng.
– Thuốc giảm cân: Thuốc giảm cân như Phentermine có thể gây rụng tóc nhưng tác dụng phụ thường không được liệt kê trong hướng dẫn dùng thuốc. Bên cạnh đó, việc ăn kiêng cấp tốc cũng có thể gây thiếu hụt protein, biotin và acid folic, dẫn đến tình trạng rụng tóc không kiểm soát.
II. Cách khắc phục rụng tóc do ảnh hưởng của thuốc kháng sinh như thế nào?
Đối với trường hợp của bạn Nguyễn Hiền, bị rụng tóc quá 6 tháng nguyên nhân do sử dụng tiêm thuốc kháng sinh kéo dài, tóc trở nên mỏng và thậm chí có mảng hói da đầu. Lúc này các nang tóc hầu hết đã bị hoại tử và mất hoàn toàn, không có khả năng mọc lại. Vì vậy lúc này cần đến các phòng khám uy tín để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị kịp thời.
Hiện nay, Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cấy ghép tóc, cấy râu, cấy lông mày, cấy lông vùng kín… uy tín tại Việt Nam. Là nơi hội tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệm, có kinh nghiệm cao đã thực hiện thành công hàng nghìn ca cấy tóc. Bên cạnh đó còn có trang thiết bị, máy móc hiện đại, tiên tiến được nhập khẩu hoàn toàn từ các nước nổi tiếng trên thế giới như Châu u, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Tại đây hiện đang áp dụng điều trị rụng tóc bằng phương pháp test nang tóc và da đầu, nếu phát hiện các nang tóc vẫn còn vẫn có thể mọc trở lại các bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị kích thích nang tóc phát triển. Còn với trường hợp rụng tóc nang tóc đã bị mất hoặc teo thì cần phải có sự can thiệp bởi cấy tóc tự thân.
Để khắc phục bị hói đầu lan rộng bằng cấy tóc tự thân các bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dụng tiến hành lấy chính các nang tóc khỏe mạnh ở vùng sau gáy của bạn để cấy vào vùng bị rụng tóc, hói đầu tóc không thể mọc lại. Quá trình thực hiện nhanh chóng chỉ sau 3 – 6 giờ, sau khi cấy ghép 2 – 5 tháng tóc mới sẽ mọc trở lại khỏe mạnh, duy trì các đặc tính vốn có của tóc thật, nang tóc sau khi cấy sẽ không bị rụng và hoại tử. Bạn có thể thoải mái tạo kiểu, uốn, sấy hay nhuộm bình thường cho bạn diện mạo mới trẻ trung.
Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế Áp dụng công nghệ cấy tóc hiện đại nhất là FUE và HAT, chuyên sâu trong lĩnh vực chăm sóc và điều trị vấn đề về tóc và lông.
– FUE: Là kỹ thuật thực hiện cấy đa phôi (nhiều sợi tóc trong một nang tóc) bằng bút cấy đường kính khoảng 0,8 mm. Phương pháp này mang lại cho khách hàng tính thẩm mỹ cao vì chọn lọc lấy nang tóc khỏe mạnh sau gáy, sau khi thực hiện cấy tóc sau 1 tháng khách hàng sẽ thấy sự thay đổi trên da đầu, tóc bắt đầu mọc dài ra và sau 3 đến 6 tháng tóc sẽ mọc dài tự nhiên, có thể thoải mái sử dụng phương pháp làm đẹp uốn nhuộm…
– HAT: Công nghệ HAT là phương pháp tiên tiến hơn FUE, hiện nay chỉ có độc quyền tại phòng khám. Thực hiện cấy tóc đơn phôi (1 nang tóc/ 1 sợi tóc) bằng bút cấy đường kính siêu nhỏ, chỉ khoảng 0,6mm đảm bảo việc lấy nang tóc ra khỏi da đầu nhẹ nhàng, có tính thẩm mỹ cao, không đau, không hề để lại sẹo, hạn chế sự xâm lấn.
Phòng khám không chỉ được nhiều người tin tưởng sử dụng bởi hiệu quả cao, mà còn được đánh giá là đơn vị có chi phí hợp lý nhất phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Giúp bạn có thể khắc phục hói da đầu và sở hữu mái tóc dày, chắc khỏe như mong đợi.