top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảPhòng Mạch 24h

Mang thai tuần thứ 7: Những lưu ý quan trọng mẹ bầu cần nhớ

Mang thai tuần thứ 7 chắc hẳn các mẹ đã quen với sự hiện diện của một sinh linh bé bỏng trong bụng. Bắt đầu từ tuần này trở đi, cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi nhiều hơn. Thai nhi bắt đầu có tim thai và các bộ phận trên cơ thể dần dần hình thành. Thông qua siêu âm, mẹ sẽ vỡ òa hạnh phúc khi nhìn thấy những hình ảnh đầu tiên của thai nhi.

Mang thai tuần thứ 7, thai nhi phát triển ra sao?

Thai 7 tuần có kích thước bao nhiêu là câu hỏi chung của các mẹ. Được biết, ở thời điểm mang thai tuần thứ 7, con mới chỉ nặng vài gam và dài chừng 1cm. Kích thước này được so sánh với một quả mâm xôi.

Thông qua siêu âm vùng bụng hoặc siêu âm đầu dò, các mẹ sẽ thấy:

  • Bàn tay, bàn chân của bé đã bắt đầu hình thành.

  • Tim thai đập khoảng 150 lần/phút, gấp đôi so với người bình thường.

  • Mỗi phút có 100 tế bào mới được sinh ra.

  • Ba chấm đen trên khuôn mặt là mắt và mũi đã xuất hiện nhưng chưa rõ ràng.

  • Bộ phận sinh dục chưa phát triển hoàn thiện.



Mang thai tuần thứ 7 thai nhi mới nhỏ bằng một quả việt quất

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào khi mang thai 7 tuần?

Mang thai tuần thứ 7, cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi như sau:

  • Phần ngực bắt đầu to dần lên

  • Những cơn buồn nôn và tình trạng nôn sẽ diễn ra liên tục

  • Mẹ thường xuyên bị mất ngủ

  • Số lần đi tiểu nhiều lên đáng kể

  • Mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

  • Tâm trạng thay đổi, dễ cáu gắt và xúc động

  • Thân nhiệt tăng cao

Một số lời khuyên cho mẹ bầu khi mang bầu 7 tuần:

  • Mặc quần áo rộng rãi, tránh đồ bó sát vào cơ thể

  • Không nên đi giày cao gót

  • Không ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao

  • Tránh xa đu đủ xanh, rau ngót, mướp đắng, thịt chế biến sẵn, nội tạng động vật, đồ ăn tái sống…

  • Không làm việc nặng nhọc

  • Không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu

  • Khi ngủ, mẹ nên nằm nghiêng về bên trái

  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá, cà phê

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa axit folic, sắt, canxi, DHA, vitamin

  • Uống bổ sung một số loại thuốc bổ dành cho bà bầu

  • Không tiếp xúc nhiều hóa chất, tia bức xạ

  • Không đến những chỗ đông người để tránh mắc bệnh truyền nhiễm

  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong thời gian này

  • Luôn giữ cho tâm trạng vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng, buồn rầu

Một số thắc mắc của mẹ khi có thai 7 tuần

Dưới đây wikibacsi.com sẽ liệt kê một số thắc mắc điển hình của các mẹ hiện đang mang thai tuần thứ 7. Hy vọng với những lời giải đáp dưới đây, mẹ bầu sẽ gỡ được nhiều nút thắt trong lòng và chuẩn bị hành trang tốt nhất cho hành trình mang thai.

1. Phá thai 7 tuần có tội không?

Phá thai tuần thứ 7 có tội hay không còn tùy thuộc vào nguyên do khiến người mẹ phải đưa ra quyết định tàn nhẫn này. Thông thường mẹ có thể phá thai vì có thai ngoài tử cung, mang thai ngoài kế hoạch, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn hay vì bất cứ một nguyên nhân nào khác. Trước khi đánh giá hành động này có đáng bị lên án hay không, chúng ta cần thực sự hiểu rõ suy nghĩ cũng như hoàn cảnh của người mẹ đó.

Phá thai tuần thứ 7 có tội không tuỳ thuộc vào nguyên do của người mẹ

Thai 7 tuần có phá bằng thuốc được không? Câu trả lời đương nhiên là CÓ. Sau khi tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát và lắng nghe nguyện vọng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ cung cấp thuốc. Một viên thuốc sẽ được chỉ định uống ngay tại thời điểm đó và viên tiếp theo, mẹ có thể uống tại nhà. Sau khi sử dụng thuốc phá thai, hiện tượng chảy máu kèm đau bụng sẽ xảy ra. Mẹ cần theo dõi vấn đề thật cẩn thận, đến khi nào có một cục máu đông xuất hiện thì điều đó chứng tỏ bào thai đã được đẩy ra ngoài.

Thông thường bác sĩ sẽ đặt lịch tái khám. Lúc đó các mẹ nhớ đi kiểm tra lại để xem thai nhi đã hoàn toàn bị đẩy ra ngoài hay chưa. Mẹ nhớ nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng và ăn uống bổ sung chất dinh dưỡng để tránh bị mất sức nhé.

2. Thai 7 tuần có tim thai chưa?

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, thông thường đến tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ, các mẹ hoàn toàn có thể nghe thấy tim thai của con. Việc theo dõi nhịp tim thai là điều vô cùng quan trọng giúp mẹ bầu cũng như bác sĩ sớm nhận biết các bất thường ở thai nhi.

Một số ít trường hợp mẹ bầu mang thai tuần thứ 7 vẫn chưa có tim thai và điều này khiến các mẹ vô cùng lo lắng. Hiện tượng này có thể do một số nguyên nhân điển hình như:

  • Do tính tuổi thai sai

  • Phôi nhỏ không thấy tim thai

  • Mẹ bị buồng trứng đa nang

  • Hội chứng rối loạn đông máu xuất hiện ở mẹ bầu

  • Mẹ đang mắc bệnh

  • Thường xuyên hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng ma túy

Việc không nghe thấy tim thai ở thời điểm này cũng có thể là do lỗi kỹ thuật khi siêu âm. Mẹ có thể đổi bệnh viện hoặc phòng khám khác để kiểm tra lại. Nếu kết quả thực sự vẫn như vậy, mẹ hãy bình tĩnh chờ đợi thêm khoảng 1 tuần nữa rồi quay trở lại kiểm tra. Đến lúc này, nếu tim thai vẫn chưa xuất hiện, việc thai chết lưu là điều chúng ta có thể dự đoán được.

3. Thai 7 tuần chưa có phôi liệu có sao không?

Thông thường vào khoảng tuần thứ 5 của thai kỳ, túi phôi sẽ hình thành và được xem như là một phôi thai hoàn chỉnh. Trong những tuần tiếp theo, phôi thai sẽ phát triển bên trong túi nước ối. Các cơ quan nội tạng của thai nhi bắt đầu hình thành. Chính vì thế việc theo dõi sự xuất hiện của phôi thai là điều vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, không ít mẹ bầu thai 7 tuần chưa có phôi. Sự bất thường này khiến các mẹ như ngồi trên đống lửa. Ở thời điểm này nếu thực sự phôi thai lẫn tim thai chưa xuất hiện, thai nhi sẽ được coi là chậm phát triển và cần có sự theo dõi cẩn thận của bác sĩ. Nếu ở những tuần tiếp theo, các mẹ vẫn chưa thấy hình ảnh phôi thai thông qua siêu âm, cơ hội được gặp con yêu ngoài đời của các mẹ sẽ dần dần tan biến.

Thông qua siêu âm bác sĩ sẽ biết phôi thai đã xuất hiện hay chưa

4. Mang thai 7 tuần bị đau lưng và đau bụng có sao không?

Đau lưng và đau bụng là hai hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ đang mang thai. Kích thước thai nhi càng phát triển, chèn ép đến các bộ phận trên cơ thể khiến cho các cơn đau càng xuất hiện nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của các mẹ.

Dẫu vẫn biết đây là hiện tượng phổ biến nhưng các mẹ vẫn nên theo dõi cẩn thận. Các bác sĩ sản phụ khoa khuyến cáo mẹ bầu nên đi bệnh viện ngay nếu như triệu chứng đau lưng, đau bụng có một số bất thường như:

  • Mức độ đau dữ dội cho dù mẹ đã thay đổi tư thế nằm, ngồi

  • Xuất huyết âm đạo dù chỉ là một lượng nhỏ

  • Có đi kèm theo việc thị lực thay đổi

  • Đau bụng, đau lưng kèm theo chóng mặt

Tất cả các dấu hiệu trên đều ngầm cảnh báo nguy cơ mang thai ngoài tử cung, rau bong non, thai chết lưu, sảy thai… Chính vì thế các mẹ không được phép chủ quan nhé.

5. Có thai 7 tuần quan hệ được không?

Tưởng chừng đây là vấn đề nhạy cảm, thế nhưng trên các diễn đàn dành riêng cho chị em phụ nữ, chúng tôi nhận thấy các mẹ bàn luận về vấn đề này rất rôm rả. Nhiều mẹ còn nhiệt tình đưa ra lời khuyên cho nhau sao cho có thể tận hưởng được những “khoảnh khắc đáng nhớ” nhất trong thời gian mang thai.

Quay trở lại câu hỏi mang thai tuần thứ 7 có quan hệ được không, chúng tôi xin khẳng định chắc chắn là CÓ. Việc “yêu” trong thời gian bụng mang dạ chửa chắc chắn sẽ mang đến cho mẹ những cảm giác khác lạ. Đặc biệt hoạt động này còn mang đến cho mẹ rất nhiều lợi ích. Điển hình là:

  • Giảm cảm giác ốm nghén khó chịu

  • Giảm huyết áp

  • Giúp cải thiện giấc ngủ

  • Tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ

  • “Yêu” sẽ là liều thuốc giảm đau cực tốt cho mẹ bầu

  • Gia tăng tình cảm với chồng

  • Cải thiện tâm trạng cực tốt cho mẹ

  • Giúp mẹ cải thiện lưu thông máu

  • Giảm các biến chứng nguy hiểm có thể gặp trong thai kỳ như tiền sản giật

Có bầu 7 tháng mẹ vẫn “gần gũi” được với chồng

Với vô vàn các lợi ích trên, không có lí do gì các mẹ lại “cấm vận” chồng trong thời gian này đúng không ạ. Nếu các chỉ số sức khỏe của cả mẹ và thai nhi đều tốt, các mẹ hãy tự thưởng cho mình bằng 1 – 2 lần “ân ái” đầy cảm xúc cùng với chồng nhé. Các mẹ chỉ cần nhớ mọi động tác đều nhẹ nhàng, tư thế quan hệ thích hợp thì không có điều gì đáng lo ngại sẽ xảy ra cả.

Nếu mang thai 7 tuần quan hệ ra máu, các mẹ cần dừng ngay hành động này một thời gian để cho sức khỏe ổn định lại. Nếu tháng tiếp theo, hiện tượng ra máu vẫn xuất hiện sau khi làm “chuyện ấy”, mẹ cần đi bệnh viện kiểm tra, rất có thể những tháng tiếp các mẹ và chồng sẽ phải “ngủ chay” để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Mang thai tuần thứ 7 với một loạt kiến thức cần phải biết chắc hẳn sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy quá tải. Nhưng các mẹ yên tâm là các thông tin này đều dễ nhớ, dễ thuộc. Mẹ hãy cố gắng nghỉ ngơi điều độ, ăn uống khoa học, đi khám thai theo đúng lịch hẹn và không quên dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc tập yoga nhé. Những việc làm này sẽ góp phần rất lớn vào việc sẽ giúp mẹ có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.

2 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page